TẦM NHÌN

Trở thành một đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ có uy tín hàng đầu ở Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực Năng lượng, Môi trường và các ngành kỹ thuật liên quan: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện, Công nghệ Nhiệt-lạnh, Công nghệ Vật liệu, Phương tiện giao thông. Khẳng định vị thế tiên phong, vai trò dẫn dắt và lan tỏa các định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính chiến lược quốc gia trong lĩnh vực Năng lượng và Môi trường bền vững và các ngành kỹ thuật liên quan: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện, Công nghệ Nhiệt-lạnh, Công nghệ Vật liệu, Phương tiện giao thông tới xã hội, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước. Là địa chỉ hợp tác tin cậy của giới công nghiệp, đầu tư trong và ngoài nước.

CHIẾN LƯỢC

Phát triển các hoạt động KHCN thuộc lĩnh vực Năng lượng và Môi trường là một yêu cầu cấp bách nhằm duy trì và thúc đẩy gắn kết NCKH với đào tạo, đảm bảo tính liên ngành và phát triển bền vững trong lĩnh vực này tại ĐHBK Hà Nội. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: Công nghệ dữ liệu và hệ thống thông minh, Vật liệu mới, Năng lượng và Môi trường bền vững, Khoa học và công nghệ sức khỏe được quy hoạch tổng thể với mức độ hội nhập quốc tế cao, phù hợp và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, tập trung giải quyết các bài toán thực tế của đất nước. Viện KHCN Nhiệt-Lạnh được giao nhiệm vụ chính trong nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực Năng lượng và môi trường bền vững và các lĩnh vực liên quan.  Chiến lược phát triển của Viện sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sau:

  • Nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng và chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng xach, sạch, thân thiện, bền vững với môi trường. Tối ưu quá trình sản xuất, truyền tải, tiêu thụ năng lượng; phát triển công nghệ chuyển hóa năng lượng, khí hóa, biến đổi năng lượng hiệu suất cao, ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực năng lượng và môi trường với mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế giảm phát thả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lương xanh, sạch, thân thiện với môi trường như: Năng lượng gió, Mặt trời, Thủy triều, Địa nhiệt, Nhiên liệu sinh học. Công nghệ tích hợp điện tái tạo quy mô lớn, công nghệ tích trữ năng lượng, Công nghệ năng lượng H2 và ứng dụng;
  • Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ giảm ô nhiễm môi trường: Công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, công nghệ chuyển hóa, thu hồi, sử dụng và lưu CO2. Công nghệ xử lý môi trường và tại tạo các dạng năng lượng tận dụng như năng lượng từ rác thải, cao su, nhựa, nilong, xốp phế thải
  • Nghiên cứu thu hồi vật liệu từ chất thải: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp nhằm kết hợp xử lý chất thải với thu hồi vật liệu và nguồn năng lượng phi hóa thạch, thu hồi và ứng dụng vật liệu từ chất thải công nghiệp, thu hồi và ứng dụng vật liệu từ biomass.
  • Nghiên cứu các công nghệ chế biến và bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản bằng công nghệ Nhiệt -Lạnh nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tăng thời gian bảo quản, giảm tiêu hao năng lượng, tăng chất lượng sản phẩm, hình thành các sản phẩm đặc trưng vùng miền, tỉnh thành phố, phát triển các vùng kinh tế.

Các định hướng chiến lược trên của Viện đều mang tính liên ngành. Việc phát triển các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng là sự kết hợp giữa các lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ vật liệu, Công nghệ Nhiệt lạnh, Kỹ thuật Hoá học, Điện – Điện tử, Động lực học. Công nghệ môi trường là sự kết hợp của Công nghệ Môi trường, Kỹ thuật Hoá học, Công nghệ Nhiệt lạnh, Kỹ thuật Cơ khí và Điện – Điện tử. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch là sự kết hợp giữa Công nghệ Nhiệt-Lạnh, Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Cơ khí và Điện – Điện tử. Với chiến lược ưu tiên phát triển lĩnh vực Năng lượng và Môi trường, Đại học, Viện đã đưa chiến lược phát triển gắn liền trách nhiệm với xã hội.